Phòng nghiên cứu chẩn đoán y khoa từ xa

Phòng thí nghiệm và nghiên cứu chấn đoán y khoa từ xa được thành lập với nhiệm vụ:

  • Tiến hành nghiên cứu trong lĩnh vực tin học y tế
  • Giới thiệu cho sinh viên các kỹ thuật liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin mới và kỹ thuật máy tính trong y học và lĩnh vực chăm sóc sức khỏe,
  • Thực hiện các dự án nhằm phát triển các giải pháp phần cứng và phần mềm mới hỗ trợ các hoạt động trong lĩnh vực chẩn đoán, trị liệu và phục hồi chức năng cũng như nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực y học.

Phục vụ cho các nhà khoa học:

Nghiên cứu được thực hiện trong Phòng thí nghiệm Chẩn đoán từ xa bao gồm các lĩnh vực iên quan đến tin học y khoa, một lĩnh vực kết hợp giữa khoa học máy tính và khoa học y tếgiúp xử lý việc lưu trữ, truyền tải và thiết kế các hệ thống xử lý thông tin sử dụng trong y học và chăm sóc sức khỏe.

Các nghiên cứu hướng đến:

  • Thiết kế hệ thống chẩn đoán và hệ thống trị liệu / phục hồi chức năng,
  • Thu nhận và thăm dò các tín hiệu y tế,
  • Truyền tín hiệu / dữ liệu y tế,
  • Phát triển và lập trình cho trang thiết bị y tế,
  • Hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu trong lĩnh vực y học.

 Các Nghiên cứu được hỗ trợ bởi các thiết bị chuyên dụng bao gồm: 

  • Telemonitor được thiết kế để theo dõi từ xa các thông số sinh lý của bệnh nhân (ECG – nhịp tim, SpO2 – đo không xâm lấn độ bão hòa oxy của hồng cầu trong máu và đo nhịp tim, nhiệt độ, NIBP – đo huyết áp bằng phương pháp đo dao động). Telemonitor cho phép gửi các thông số sinh lý cơ bản qua mạng internet đến trung tâm theo dõi;
  • CardioTEL ASPEL – một hệ thống điện từ hiện đại được thiết kế để theo dõi các thông số sinh lý của bệnh nhân. Hệ thống cho phép nhận các bản điện tâm đồ được lưu trữ trong bộ nhớ của thiết bị theo dõi hoặc lưu trong máy điện thoại và được truyền dẫn qua internet hoặc mạng di động;
  • Centrala Perfekt BIS – một hệ thống để hiển thị hình ảnh được ghi nhận và truyền bởi monitor và máy đầu giường (trong bệnh viện).
  • Máy theo dõi mắt Tobii T60 – một thiết bị cho phép đo vị trí của nhãn cầu và theo dõi chuyển động của cầu mắt trong quá trình tiếp nhận kích thích. Với sự trợ giúp của thiết bị, có thể phân tích hành vi của người dùng trong quá trình nhận thức về kích thích thị giác.
  • Bộ dụng cụ chụp sinh học (EEG, EKG, EMG, GSR),
  • Bộ để thiết kế và thử nghiệm các hệ thống đo lường: bộ tổng hợp tần số lập trình, bộ tạo hàm, máy hiện sóng, mô đun thu thập dữ liệu đa chức năng;
  • phần mềm LabView